Những thách thức trong xử lý nước thải đô thị và giải pháp

Các nhà máy xử lý nước thải đô thị đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường bằng cách xử lý và làm sạch nước thải trước khi thải trở lại các vùng nước tự nhiên. Tuy nhiên, các nhà máy xử lý này phải đối mặt với nhiều thách thức, như là dân số ngày càng tăng cao, đặc biệt là tại các thành phố lớn, cơ sở hạ tầng cũ kỹ, chi phí xử lý ngày càng tăng mạnh và các ảnh hưởng đến môi trường ngày càng nghiêm trọng.

Để vượt qua những thách thức này và nâng cao hiệu quả xử lý, các nhà máy xử lý nước thải đô thị cần phải tìm ra các giải pháp tiên tiến, hiệu quả triệt để hơn và tiết kiệm hơn.

Trong bài viết này, hãy tìm hiểu những thách thức trong xử lý nước thải đô thị và giải pháp có thể giúp các nhà máy xử lý vượt qua.

những thách thức trong xử lý nước thải đô thị và giải pháp

Những thách thức mà các nhà máy xử lý nước thải phải đối mặt

Dân số tăng nhanh

Dân số ngày càng tăng nhanh, đặc biệt là tại các thành phố lớn với lượng người dân từ các nơi đổ về làm ăn và định cư gia tăng từng ngày. Điều đó đồng nghĩa với lượng nước thải sinh hoạt ngày càng tăng và nguy hại hơn. Sự gia tăng về dân số này là một thách thức lớn đối với các nhà máy xử lý nước thải.

Cơ sở hạ tầng cũ kỹ

Nhiều nhà máy xử lý nước thải đang và gồng mình làm việc với điều kiện cơ sở hạ tầng cũ kỹ, xuống cấp và không được áp dụng công nghệ mới. Những thách thức về cơ sở hạ tầng này có thể làm giảm hiệu xuất xử lý, tăng chi phí vận hành và bảo trì.

Các quy định về môi trường

An ninh môi trường của Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục bị đe dọa nghiêm trọng do đối diện với hầu hết các thách thức của xã hội phát triển. Do đó, các quy định nghiêm ngặt về môi trường luôn được cập nhật đòi hỏi phải liên tục nâng cấp và cải tiến quy trình xử lý nước thải để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng nước thải ngày càng cấp thiết.

Chất gây ô nhiễm mới liên tục xuất hiện

Sự hiện diện của các chất gây ô nhiễm mới nổi, chẳng hạn như dược phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhân và hạt vi nhựa, … xuất hiện đa dạng trong nguồn nước thải sinh hoạt. Các quy trình xử lý hiện tại có thể không loại bỏ hiệu quả các chất gây ô nhiễm này, đòi hỏi phải triển khai các công nghệ xử lý tiên tiến.

MBBR giúp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải đô thị

MBBR là một quy trình xử lý nước thải sinh học sử dụng các thiết bị đệm vi sinh lơ lửng trong bể nước thải để loại bỏ các chất ô nhiễm khỏi nước thải. Các hệ thống MBBR biochip bao gồm một lò phản ứng chứa đầy chất mang màng sinh học bằng nhựa cung cấp bề mặt cho sự phát triển của vi sinh vật. Các vi sinh vật bám vào bề mặt các giá thể vi sinh MBBR tạo thành màng sinh học có khả năng tiêu hoá chất hữu cơ và chất dinh dưỡng có trong nước thải. Từ đó giúp làm sạch nguồn nước thải rất hiệu quả.

những thách thức trong xử lý nước thải đô thị và giải pháp

Công nghệ Lò phản ứng màng sinh học di chuyển (MBBR) mang lại một số lợi ích trong xử lý nước thải đô thị. Như là:

  • Nâng cao hiệu quả xử lý nước thải tốt hơn so với các công nghệ khác
  • Thiết kế nhỏ gọn và linh hoạt giúp tiết kiệm không gian cho hệ thống xử lý nước thải
  • Các hệ thống MBBR có thể xử lý các lưu lượng cực đại và các biến thể tải trọng hữu cơ mà không ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý.
  • Công nghệ MBBR thường tạo ra ít bùn hơn so với các hệ thống bùn hoạt tính truyền thống.
  • Các gia the MBBR Bio chip mang lại lợi thế là dễ dàng trang bị thêm vào các nhà máy xử lý nước thải hiện hữu.
  • Ngoài ra, các hệ thống MBBR thường yêu cầu mức tiêu thụ năng lượng thấp hơn so với các phương pháp xử lý thông thường.

Bằng cách khai thác những lợi ích của công nghệ MBBR, các nhà máy xử lý nước thải đô thị có thể cải thiện tổng thể các quy trình xử lý nước thải, cho phép loại bỏ các chất gây ô nhiễm một cách hiệu quả và đáng tin cậy cũng như tiết kiệm năng lượng và chi phí vận hành. Nhờ đó sẽ giúp làm giảm áp lực và giúp các nhà máy xử lý nước thải đô thị có thể vượt qua những thách thức ngày càng tăng.

BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục

Liên Hệ: 0918838052

chat zalo chat facebook goi lai